Những ngành sản xuất “tàn phá” môi trường nặng nề nhất
15/02/2023
Hiện nay trên toàn cầu đã và đang hứng chịu “hàng loạt” biến đổi khí hậu vô cùng khắc nghiệt, đáng báo động nhất đó là nhiệt độ trung bình của Trái đất đang dần nóng lên. Điều này đã dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái trên Trái đất, gây ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng tới môi trường sống của con người và các loài động thực vật khác. Mà nguyên nhân chính là do sự tăng trưởng quá nhanh của nền kinh tế kéo theo sự phát triển nhanh chóng của các ngành sản xuất đã gián tiếp “tàn phá” môi trường sống nặng nề.
Những ngành sản xuất gây ô nhiễm nguồn nước nặng nề nhất
Trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu, môi trường đang đứng trước nguy cơ suy thoái, một trong những điều đáng báo động nhất là nguồn nước đang bị ô nhiễm trầm trọng. Điều này kéo theo sự mất cân bằng hệ sinh thái trên Trái đất, gây ra những biến đổi lớn về khí hậu toàn cầu theo hướng tiêu cực. Vậy đâu là ngành công nghiệp sản xuất đang “tàn phá” môi trường nước nặng nề nhất?
1. Ô nhiễm nguồn nước do quá trình sản xuất nông nghiệp
Khi nhắc đến nông nghiệp, chúng ta vẫn thường nghĩ đây là ngành sản xuất xanh, nhưng chính các hoạt động sản xuất nông nghiệp lại thải trực tiếp ra môi trường một khối lượng rác thải hữu cơ cực kỳ lớn, dẫn đến ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.
Trong hoạt động chăn nuôi, có thể dễ dàng bắt gặp những hoạt động rất quen thuộc như một thói quen của người chăn nuôi như trực tiếp vứt rác hữu cơ (thức ăn thừa chăn nuôi) ở các bãi rác, xả chất thải chăn nuôi chưa qua xử lý xuống cống hay thậm chí vứt xác động vật chết xuống sông, ao, hồ,… Chính những hành động này đã vô tình tạo điều kiện thuận lợi để vi sinh vật hay các mầm bệnh truyền nhiễm được sinh ra trong quá trình phân hủy, nhất là rác thải hữu cơ, gây ảnh hướng đến không chỉ môi trường mà sức khỏe con người cũng bị đe dọa.
Trong trồng trọt nông nghiệp, ngoài việc người dân sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, diệt cỏ,… việc sử dụng vượt quá liều lượng được khuyến cáo chính là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm do hóa chất bị tồn dư. Bên cạnh đó, quá trình trồng trọt, nhất là giai đoạn thu hoạch, khó tránh khỏi việc nông sản bị hỏng, không đạt chất lượng hay các thành phần nông sản bị bỏ đi (như rơm, rạ, lá cây,..),… Điều này đã dẫn đến một lượng rác thải hữu cơ khổng lồ bị thải trực tiếp ra ngoài môi trường như bãi rác, sông hồ,…đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống. Hơn nữa, các loại rác hữu cơ lại rất dễ gây ra mùi hôi thối và sinh ra nước rỉ rác trong quá trình phân hủy kéo theo các chất bẩn dạng lơ lửng, keo hòa tan từ chất rắn, dẫn đến ô nhiễm nguồn nước không chỉ nguồn nước mặt mà còn ngấm vào nguồn nước ngầm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
2. Ô nhiễm từ công nghiệp sản xuất nhựa
Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên Wikipedia, tính đến năm 2019, khoảng 368 triệu tấn nhựa được sản xuất trên toàn thế giới mỗi năm. Từ những năm 1950 đến năm 2018, ước tính có khoảng 6,3 tỷ tấn nhựa đã được sản xuất trên toàn thế giới, trong đó ước tính 9% đã được tái chế và 12% khác đã được đốt. Vậy liệu số tấn nhựa còn lại chưa qua xử lý sẽ gây ảnh hưởng như thế nào khi tiếp xúc trực tiếp với môi trường, nhất là nguồn nước?
Có hàng tá các hóa chất độc hại được sử dụng trong quá trình sản xuất nhựa. Cùng với đó là tình trạng sản xuất nhựa bừa bãi đã gây ra những tác động tiêu cực và trở thành mối đe dọa đối với việc duy trì một môi trường sống lành mạnh. Khi những vật liệu nhựa được vứt bỏ ra ngoài môi trường nhiều năm thay vì được mang đi tái chế hay sử dụng công nghệ xử lý rác thì chúng có thể ngấm vào lòng đất và tạo thành các chất hóa học độc hại, điển hình là các hạt vi nhựa – gây ô nhiễm không chỉ nguồn nước ngầm và nước mặt mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người và động – thực vật sống dưới nước.
Theo một báo cáo của Cơ quan Điều tra Môi trường của Vương quốc Anh (EIA) cho biết trong vòng 5 năm tới, sẽ có 250 triệu tấn nhựa trong các đại dương trên thế giới. Đến năm 2040, sẽ có 700 triệu tấn—tương đương với trọng lượng của tất cả cá trong đại dương cộng lại. Và đến năm 2050, nhựa sẽ vượt trội so với cá trong các đại dương của hành tinh.
3. Ô nhiễm từ ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ
Công nghiệp khai thác mỏ “sản sinh” rất nhiều chất gây ô nhiễm nguồn nước. Hơn nữa, quá trình khai thác mỏ đã gây ra phần lớn bởi rủi ro nứt vỡ bề mặt trái đất và tạo điều kiện cho chất độc hại ngấm vào nguồn nước với hàm lượng lớn hơn. Điển hình là chì, thủy ngân và asen. Ngoài ra, còn có rất nhiều chất độc hại khác. Chủ yếu là các loại kim loại nặng. Bất kỳ chất nào cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm với nguồn nước, bao gồm cả mạch nước ngầm và nước bề mặt xung quanh khu vực khai thác mỏ.
4. Ô nhiễm từ ngành công nghiệp may mặc
Ngành công nghiệp may mặc tưởng chừng như vô hại nhưng nó lại chịu trách nhiệm khi là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm lớn nhất mà thế giới đang phải đối mặt. Theo Ủy ban Kinh tế Liên Hợp Quốc tại Châu Âu (UNECE), thời trang là ngành công nghiệp thứ hai trên thế gây ô nhiễm nguồn nước, chỉ sau công nghiệp dầu mỏ bởi để sản xuất một chiếc áo cotton, người ta phải sử dụng tới 2,7 m3 nước sạch và 150 gam hóa chất. Thêm vào đó, hiện nay các loại vải ngày càng sử dụng nhiều xơ sợi tổng hợp như polyester, dẫn đến sử dụng một lượng thuốc nhuộm và các chất phụ gia tổng hợp khác khiến nước thải xả sau quá trình nhuộm khó hoặc không phân giải vi sinh, gây ô nhiễm môi trường trong nước thải càng cao.
5. Nhiên liệu, năng lượng nguyên tử
Bản chất của ngành công nghiệp năng lượng nguyên tử là chất phóng xạ. Đặc biệt, ngành công nghiệp này còn sử dụng nước như một nguồn nhiên liệu chính. Bởi vậy, người ta hay thiết kế các khu vực lấy nước sạch bên cạnh nhà máy để tiện hoạt động. Đây cũng chính là lý do vì sao những nguồn nước xung quanh nhà máy hạt nhân đều có khả năng bị phơi nhiễm chất phóng xạ, thậm chí nó còn có thể tác động đến nguồn nước ngầm, bề mặt nước cách xa hàng trăm km. Vì vậy mà mức độ ô nhiễm mà ngành công nghiệp này gây ra cho nguồn nước, sức khỏe con người và động – thực vật được đánh giá cực kỳ nghiêm trọng.
Những ngành sản xuất gây ô nhiễm không khí nặng nề nhất
Giống với nguồn nước, không khí vô cùng quan trọng cho sự tồn tại của mọi sinh vật trên hành tinh này. Cùng sự phát triển vượt bậc, đến nay ô nhiễm không khí đang ngày càng trầm trọng hơn bởi những ngành công nghiệp nào?
1. Sản xuất công nghiệp
Các hoạt động sản xuất công nghiệp của các ngành như hoá chất, nguyên vật liệu, thực phẩm,… đã và đang gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí nhiều hơn chúng ta có thể tưởng tượng. Khói bụi từ các ống xả của nhà máy, xí nghiệp trong những khu công nghiệp làm đen ngòm một khoảng trời. Chúng thải ra một lượng khí lớn như CO2, CO, SO2, NOx cùng một số chất hữu cơ khác, với nồng độ cực cao.
Việc không được xử lý chất thải công nghiệp đúng cách khiến các khu công nghiệp này không chỉ gây ô nhiễm không khí mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người, có thể dễ bị mắc các bệnh về hô hấp, thậm chí có thể dẫn đến bệnh mãn tính.
2. Khí thải giao thông
Các phương tiện tham gia giao thông đang tăng lên từng ngày. Không thể phủ nhận rằng ô nhiễm khí thải giao thông là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí, đặc biệt là ở các thành phố hay các đô thị lớn, nơi có tỷ lệ phương tiện lưu thông trên đường cao hơn so với khu vực nông thôn. Theo báo cáo Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) giao thông vận tải đóng góp 24,34% lượng Carbon mỗi năm.Đặc biệt, đối với những xe đã cũ, hệ thống máy móc hoạt động kém thì lượng khí thải càng lớn. Các phương tiện giao thông thải vào không khí các chất độc hại như: CO, NO2, SO2,… với nồng độ cực cao và liên tục.
3. Xử lý rác thải sinh hoạt
Hiện nay, xử lý rác thải sinh hoạt luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của chính phủ, doanh nghiệp và cả các cá nhân, hơn nữa lượng rác thải hữu cơ lại chiếm tỷ lệ lớn mà phương pháp xử lý lại chủ yếu bằng hình thức đốt trực tiếp. Trong khi tập kết rác tại bãi rác để chờ xử lý thì thì toàn bộ khối lượng rác hữu cơ sẽ thường phân hủy trước sinh ra một lượng khí nhà kính lớn kèm theo đó là mùi hôi khó chịu.
Thêm vào đó, việc đốt thủ công thường ở mức nhiệt độ thấp kết hợp với việc không phân loại rác trước khi xử lý khiến tất cả rác thải kể cả các loại chất dẻo như: chai nhựa, cao su, túi nilon… bị đốt cháy không triệt để, dẫn đến sinh ra các khí độc như: Oxit cacbon, hidrocacbon, benzen, dioxin… Điều này khiến trực tiếp đe dọa đến sức khỏe con người và môi trường sống xung quanh.
4. Sản xuất nông nghiệp
Không chỉ gây ô nhiễm nguồn nước, các hoạt động sản xuất nông nghiệp còn tác động nghiêm trọng đến chất lượng không khí ngày càng giảm. Ngoài việc, lạm dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học gây ô nhiễm không khí xung quanh và ảnh hưởng đến nhiều vấn đề về sức khỏe thì việc xả một lượng lớn rác thải hữu cơ ra ngoài môi trường cũng gây ảnh hưởng môi trường không khí nghiêm trọng. Bởi trong quá trình phân hủy rác hữu cơ sinh ra mùi hôi thối khó chịu kèm theo một lượng lớn khí CO2 phát thải ra ngoài môi trường. Hơn nữa, rác thải hữu cơ này không được thu gom tồn đọng thường xuyên, lâu ngày sẽ ảnh hưởng không chỉ ô nhiễm không khí mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của những người sống xung quanh.
Waste2Green – Giải pháp bảo vệ môi trường xanh tuyệt vời dành cho doanh nghiệp
Waste2Green thuộc công ty iATT Green, một sản phẩm được phát triển bởi Tập Đoàn iATT Group, tiền thân là Autotech Machinery JSC, một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực tự động hóa, chuyên thiết kế và chế tạo máy công nghiệp phụ trợ cho các ngành công nghiệp.
Với mong muốn phát triển kinh tế đi đôi với phát triển bền vững, luôn đặt trách nhiệm của xã hội lên hàng đầu, iATT Green – iATT Group đã mang đến với các doanh nghiệp công nghệ xử lý rác hữu cơ thông minh – Waste2Green, nhằm đồng hành cùng các doanh nghiệp nỗ lực hơn nữa trong việc hoàn thành trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp với chính môi trường sống của mình.
Waste2Geen ra đời với sản phẩm đầu tiên là dòng thiết bị xử lý rác hữu cơ thông minh, với nhiều lựa chọn sản phẩm đa dạng dành cho doanh nghiệp để đem đến tầm ảnh hưởng lớn và toàn diện trong mục tiêu bảo vệ môi trường sống. Trong tương lai, Waste2Green dự kiến không ngừng phát triển để tạo ra nhiều sản phẩm bảo vệ môi trường khác nữa.
Liên hệ với Waste2Green
Liên hệ ngay với Waste2Green để được tư vấn và hỗ trợ lắp đặt thiết bị tái chế rác hữu cơ thông minh phù hợp với nhu cầu của bạn nhé!
- Trụ sở chính: Số 11-15, Đường 17, Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP Bắc Ninh, Xã Đại Đồng, Huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam.
- Chi nhánh TP HCM: 49 Đường số 12, KP5 – Phường Hiệp Bình Chánh – Thành phố Thủ Đức – TP Hồ Chí Minh
- Hotline: 0903 232 625
- Email: info@auto-tech.vn | info@waste2green.vn
Tìm hiểu thêm về các sản phẩm của Waste2Green tại: www.waste2green.vn
Kết nối với chúng tôi:
- Linkedin Autotech: https://www.linkedin.com/company/autotechvn/
- Linkedin Waste2Green: https://www.linkedin.com/company/waste2green/
- Facebook Waste2Green: https://www.facebook.com/Waste2Green